Phục hồi chức năng giúp người bệnh tự chăm sóc cơ thể, làm việc, giải trí, để có cơ hội tái hội nhập xã hội.
Ý nghĩa phục hồi chức năng
Tăng khả năng hoạt động để tự chăm sóc, giao tiếp, đi lại, ứng xử.
Quy trình phục hồi chức năng
Bước 1: Tiếp xúc trực tiếp, trao đổi với người bệnh và người nhà . Thông báo việc thăm khám và đánh giá tình trạng sức khỏe người bệnh.
Bước 2: Khám và đánh giá toàn diện người bệnh (giao tiếp, can thiệp để PHCN chi trên, chi dưới, hoạt động hàng ngày, lên kế hoạch…)
Bước 3: Phát hiện, theo dõi phát hiện sớm tình trạng bệnh lý và chẩn đoán bệnh.
Bước 4: Đánh giá tình trạng chức năng hiện tại.
Bước 5: Đưa ra phương pháp điều trị tối ưu nhất kết hợp PHCN, vật lý trị liệu và y học cổ truyền.
Bước 6: Hoàn thành một quá trình điều trị và đánh giá hiệu quả của việc điều trị.
Bước 7: Quyết định tiếp tục điều trị hoặc bổ sung phương pháp.
Bước 8. Kết thúc quá trình PHCN – vật lý trị liệu, y học cổ truyền.
Phục hồi chức năng được lập ra là một tập thể người để thực hiện toàn diện cho người bệnh.
Bảng mục tiêu và phương pháp
Mục tiêu | Phương thức |
1. Kiểm soát huyết áp | Chế độ ăn Hạn chế các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp. Dùng các thuốc hạ huyết áp. |
2. Cải thiện vận động nửa người | Các bài tập mạnh cơ chọn lọc ở nửa người bên liệt. Tập mạnh cơ bằng các dụng cụ tập. Tập các hoạt động chức năng: tập lăn trở, di chuyển, tập vận động tay thông qua sinh hoạt hàng ngày và hoạt động trị liệu… |
3. Giảm cứng khớp cổ chân | Tập tầm vận động thụ động khớp. Tập kéo giãn. Đặt tư thế đúng. Dùng nẹp dưới gối. Dùng bàn nghiêng nếu cần. |