Viện điều trị nghỉ dưỡng FDC
Khơi nguồn sức khỏe, san sẻ âu lo

Những điều cần biết khi chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi

Người cao tuổi thường có nhiều vấn đề mãn tính về sức khỏe như vấn đề về nhận thức, Alzheimer, cao huyết áp, tim mạch, đái tháo đường…

Vì vậy việc chăm sóc người cao tuổi rất khó khăn nếu như chúng ta không biết cách.

Sau đây là những điều đáng lưu ý khi chăm sóc người cao tuổi tại nhà.

I, Sự cần thiết của chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

Khi về già, sức khỏe người cao tuổi yếu, hệ miễn dịch bị suy giảm dẫn đến mắc nhiều bệnh.

Đặc biệt hơn các bộ phận, cơ quan trên cơ thể không còn hoạt động được khỏe mạnh như xưa.

Vì vậy, việc tự chăm lo cho bản thân là điều rất khó cho người cao tuổi.

Để sức khỏe và sinh hoạt được đảm bảo, người già cần một chế độ chăm sóc hợp lý và khoa học.

Sau đây là 3 lý do làm rõ lý do cần chăm sóc người ở tuổi xế chiều:

  • Chức năng người cao tuổi suy giảm dẫn đến việc hoạt động vật lý, tư duy, suy nghĩ bị giảm sút. Việc này dễ dẫn đến việc người già cảm thấy tủi thân, khiến người già cảm thấy vô dụng và cáu gắt.
  • Người già thường cảm thấy cô đơn vì họ ít bạn hoặc ít mối quan hệ. Không những vậy, nếu người gia không hay được con cháu hỏi han rất dễ bị trầm cảm, lo âu, chán nản. Điều này dễ gây ra tình trạng người cao tuổi thiếu nghị lực sống, chống chọi với bệnh tật.
  • Chức năng hấp thu và cảm thấy ngon miệng của người già bị giảm sút. Cộng với việc người già hay bị mắc các bệnh mãn tính như cao huyết áp, tim mạch, đái đường…  khiến việc quản lý dinh dưỡng cho người già là cần thiết.

II, Những điều cần biết khi chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

1, Chế độ dinh dưỡng của người cao tuổi cần hợp lý và khoa học

Chế độ dinh dưỡng của người già về cơ bản thì cần phải đủ 4 nhóm chất là chất bột đường, chất đạm, chất béo, và vitamin/ khoáng chất.

Thêm vào đó, bữa ăn của người già cần phải đảm bảo về chất sơ.

Về chất đường bột:

Thật hạn chế cho các cụ ăn đường tự do hay các sản phẩm có chứa hàm lượng đường trắng. Nên cho các cụ ăn các sản phẩm glucose có sẵn như hoa quả, trái cây theo mùa.

Đặc biệt nên chế biến món ăn của các cụ bằng các loại thực phẩm 100% từ ngũ cốc như gạo nâu, quinoa, lúa mì.

Vì các loại thực phầm làm từ ngũ cốc có chứa phần trăm cao lượng chất sơ nên gây ra cảm giác no lâu cho người ăn.

Về chất đạm:

Tránh cho các cụ ăn nội tạng, thịt nâu, hay đầu các loại động vật.

Lý do là vì các phần được nêu trên ở động vật chứa nhiều cholesterol, và các chất ô nhiễm.

Chỉ chọn các loại đạm chất lượng cao như thịt trắng, lòng trắng trứng gà. Thực phẩm phải luôn rõ nguồn gốc xuất xứ và nấu chín.

Về chất béo:

Nên cho các cụ ăn chất béo dạng lỏng ở nhiệt độ phòng, tránh các chất béo dạng đông như thịt mỡ, bơ động vật, dầu dừa.

Bổ sung thêm dầu Omega-3 vào mỗi bữa ăn bằng cách chế biến món ăn chiên bằng dầu có chứa omega3 như dầu Canola…

Về vitamin:

Nên ăn hoa quả có chứa nhiều vitamin đề cơ thể ở trạng thái cân bằng.

Chỉ nên dùng thực phẩm chức năng khi được chẩn đoán thiếu hụt vitamin.

Person in Blue Long Sleeve Shirt Holding Babys Hand

Nên chia chế độ ăn của người cao tuổi thành nhiều bữa trong ngày để tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng.

2, Thường xuyên quan tâm đến cảm xúc của người cao tuổi

Về mặt tâm lý, người cao tuổi thường ở trạng thái lo lắng quá độ, dễ mất bình tĩnh, cáu gắt, và luôn có thái độ đòi hỏi con cái chăm sóc, quan tâm đến mình. Vì vậy việc quan tâm đến tâm lý và cảm xúc của cha mẹ, người già đòi hỏi sự tinh tế.

Sau đây là các tip chăm sóc tâm lý cho người cao tuổi.

  • Hãy học cách lắng nghe cha mẹ mình, tìm ra cái cha mẹ hay người cao tuổi thực sự cần để có thể cải thiện được sức khỏe tâm lý. Đừng chỉ đáp ứng những gì mà người cao tuổi, cha mẹ mình đòi hỏi.
  • Tạo cơ hội cho người già tiếp xúc với nhiều người ở nhiều độ tuổi khác nhau. Thường xuyên bàn luận về những vấn đề mà họ quan tâm mỗi khi có cơ hội ở gần họ. Lắng nghe và ủng hộ.
  • Tạo cơ hội cho họ có thể hoạt động theo nhóm những người cao tuổi với nhau. Sử dụng các dịch vụ dưỡng lão bán trú hoặc nội trú ngắn ngày để họ được gặp và tiếp xúc với những người đồng lứa.

3, Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ.

“Đừng để khi phát bệnh mới khám” là câu nói mà đã nhiều bác sĩ nổi tiếng phát biểu.

Đối với người già thì phải khám thường xuyên hơn. Lý do là vì sức khỏe người già dễ tổn thương hơn người trẻ, hệ miễn dịch của họ suy giảm cộng với nguy cơ mắc các bệnh nền cao.

Theo các chuyên gia thì nên đưa người cao tuổi khám định kỳ 6 tháng/ lần.

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

Đo huyết áp: Đây là chỉ số quan trọng liên quan trực tiếp đến sức khỏe tim mạch. Huyết áp cao hay thấp thì biến chứng của bệnh đều rất nguy hiểm. Kiểm tra huyết áp thường xuyên giúp tầm soát bệnh và có những hành động kịp thời.

Chụp X-quang phổi: Vì người cao tuổi dễ gặp phải các bệnh về đường hô hấp nên chụp X-quang phổi khi khám định kỳ là cần thiết đề phát hiện sớm các bệnh về phổi.

Đo mật độ xương: NCT thường bị loãng xương nên đo mật độ xương vào mỗi lần khám định kỳ để tầm soát được sức khỏe xương.

Trên đây là những lời khuyên về chăm sóc sức khỏe ở người cao tuổi.

Xem thêm kiến thức y khoa tại:

  • https://bacsigiadinhhanoi.vn/tin-tuc-su-kien

Thủ tục đăng ký
096 583 7777