Thoái hóa khớp gối là một bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh rất nguy hiểm và có khả năng biến chứng gây tàn phế cho người mắc phải. Khớp gối đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của người cao tuổi, gắn toàn bộ cơ thể và vận động nhiều nhất nên rất dễ bị thoái hóa.
Bạn hiểu thế nào là thoái hóa khớp gối?
Thoái hóa khớp gối là quá trình hủy hoại, bào mòn sụn và xương dưới sụn của khớp, gây ra những biến đổi ở bề mặt khớp, tăng sự lắng đọng canxi và các khe xương dẫn đến biến dạng khớp và làm hư khớp.
Những dấu hiệu của thoái hóa khớp gối ở người cao tuổi.
Khớp có thể bị sưng to và đau mặt trước.
Đau khớp, cứng khớp vào buổi sáng.
Xuất hiện tiếng kêu lạo xạo khi cử động.
Đau khi đi lại nhiều lần.
Khi lên xuống cầu thang và ngồi xổm cảm thấy rất khó.
Nguyên nhân gây bệnh.
Tuổi tác: khi tuổi càng cao, quá trình tổng hợp của sụn càng bị suy giảm vì sau độ tuổi trưởng thành tế bào sụn cũng không có khả năng sản xuất và tái tạo.
Thừa cân, béo phí: vì thừa cân, béo phì sẽ tạo áp lực lên hai khớp gối, trùng khớp nhanh bị hao mòn và hỏng dần theo thời gian.
Chấn thương khi chơi thể thao hoặc tai nạn, té ngã.
Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác như: yếu tố di truyền, vận động quá sức và chế độ ăn uống sinh hoạt không khoa học.
Những biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp gối.
Đi lại khó khăn.
Biến dạng khớp gối, làm giảm chức năng sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Nếu không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến teo cơ, tràn dịch khớp tái diễn, mất khả năng vận động hoặc có thể dẫn đến tàn phế.
Những phương pháp điều trị bệnh.
Vật lý trị liệu: không có tác dụng phụ, giúp người bệnh giảm đau, tái tạo mô sụn rất hiệu quả.
Dùng thuốc: người bệnh được các bác sĩ kê thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm hoặc có thể là một số loại thuốc hỗ trợ tái tạo, sản sinh sụn khớp.
Tiêm nội khớp: thuốc tiêm nội khớp phải do bác sĩ chỉ định vì có tác dụng phụ, mang lại hiệu quả, ít tái phát.
Phẫu thuật: phương pháp này chỉ được cân nhắc lựa chọn khi tất cả các phương pháp còn lại không giúp bệnh tình thuyên giảm và tình trạng gây sung, viêm khớp gối kéo dài kèm theo những cơn đau nghiêm trọng khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong sinh hoạt và vận động hàng ngày.
Cách phòng tránh bệnh thoái hóa khớp gối.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học.
Ăn đầy đủ chất: uống sữa nhiều, đủ đạm, tinh bột để cân bằng dinh dưỡng cho khớp, chất béo ăn vừa đủ.
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, khoa học, không quá sức và làm việc dựa trên tình trạng sức khỏe của bản thân.
Khi có biểu hiện đau xuất hiện ở khớp, cần đến ngay cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp với bệnh lý của bản thân.