Viện điều trị nghỉ dưỡng FDC
Khơi nguồn sức khỏe, san sẻ âu lo

Viện dưỡng lão FDC – Một số điều cần biết về bệnh parkinson

Đối với người bệnh Parkinson, mỗi ngày qua đi là một ngày khó khăn. Khởi đầu, bệnh ảnh hưởng đến chức năng vận động, về sau bệnh tiến triển ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của bệnh nhân, khiến người bệnh ngày càng phụ thuộc hoàn toàn vào người thân.

Parkinson là bệnh gì ?

Bệnh Parkinson là một căn bệnh thoái hóa mạn tính tiến triển, thường thấy ở người cao tuổi (tuổi khởi bệnh trung bình từ 58 tuổi đến 60 tuổi). Xu hướng mắc bệnh tăng lên do tuổi thọ trung bình tăng.

Triệu chứng thường gặp ở bệnh Parkinson

Trước tiên là hội chứng run rẩy. Run thường thấy rõ ở ngọn, đầu ngón tay, bàn tay, bàn chân. Hiện tượng run thường khởi phát lặng lẽ, âm thầm, có thể chỉ ở ngón chân hoặc ngón tay, thậm chí có khi chỉ riêng ngón tay cái. Một đặc tính ở run là xuất hiện ở tư thế nửa nghỉ vì khi làm động tác hữu ý, không run và khi nghỉ ngơi thoải mái, cũng không run. Tuy nhiên, dù nhất thời mất đi, chỉ một lát sau lại tái diễn. Cũng như khi bệnh nhân ngủ không thấy run nhưng khi xúc cảm, run tăng lên rõ rệt.

Tình trạng cứng cơ: một loạt các chuyển động ngập ngừng khi chân hay tay của bệnh nhân được di chuyển bởi người khác, dáng đi bất thường, khuôn mặt vô cảm, đờ đẫn.

Chứng cử động chậm, giảm vận động, mất vận động: do sự khó khăn trong việc khởi động, cử động.

Tư thế không ổn định, mất thăng bằng.

Các triệu chứng khác có thể gặp ở bệnh nhân Parkinson: thường có loạn cảm đau, đứng ngồi không yên, nóng bức, tăng tiết, phù, tím tái ngọn chi, hạ huyết áp tư thế, trầm cảm lo âu. Một số ít bệnh nhân có thể có ảo thị, hoang tưởng, có thể gặp sa sút trí tuệ ở giai đoạn nặng…

Nguyên nhân gây bệnh.

Hội chứng Parkinson do nhiều nguyên nhân khác nhau như: thoái hóa thần kinh, do nhiễm khuẩn (viêm não), do nhiễm độc (trong đó có một số thuốc an thần kinh…), do chấn thương, do tổn thương mạch máu não (đột quỵ, đái tháo đường, vữa xơ mạch não, tăng huyết áp)… Nhưng trong một vài trường hợp, có liên quan đến yếu tố gia đình.

Bệnh Parkinson nguyên phát đến nay vẫn được coi là chưa rõ nguyên nhân. 

Những biến chứng có thể xảy ra ở người bệnh Parkinson.

Té ngã: gây chấn thương, gãy xương, đặc biệt gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi.

Sa sút trí tuệ (suy giảm trí nhớ).

Nhiễm trùng phổi, đường tiểu.

Sụt cân, suy kiệt.

Cách phòng ngừa bệnh Parkinson.

Môi trường sống có nhiều ánh nắng, cây xanh mang đến cho người cao tuổi một không gian sống thoáng đãng, mát mẻ.

Người cao tuổi thường xuyên tham gia các hoạt động tập thể, giao lưu, trò chuyện để tinh thần thoải mái, luôn vui vẻ.

Tránh để người cao tuổi sống một mình, cô đơn và cảm thấy tủi thân.

Tránh xa môi trường độc hại.

Có chế độ tập thể dục khoa học và thường xuyên.

Bổ sung nguồn dinh dưỡng từ những loại hoa quả giàu flavonoid như: táo, cam, quýt…

Cách điều trị bệnh Parkinson.

Để điều trị bệnh Parkinson chủ yếu dựa vào thuốc và phục hồi chức năng. Vật lý trị liệu hoặc hoạt động trị liệu với các bài tập thể lực thường xuyên có thể giúp tăng cường thể lực của bệnh nhân.

Bệnh Parkinson biểu hiện ở mỗi người khác nhau, vì vậy không có cách dùng thuốc chung cho các bệnh nhân.

Việc thăm khám theo định kỳ đều đặn ở bác sĩ chuyên khoa, để điều chỉnh liều lượng từng thuốc, cũng như phối hợp các kiểu thuốc với nhau là rất cần thiết.

Thủ tục đăng ký
096 583 7777