Người cao tuổi sống một mình rất cô đơn, trống trải dễ dẫn tới các vấn đề về sức khỏe, giảm mối quan hệ gắn bó với các thành viên trong gia đình.
1, Nguy cơ
Đối mặt với bệnh trầm cảm
Người cao tuổi khi sống một mình tâm trạng sẽ trở nên cô đơn, buồn tủi.
Thiếu đi sự chăm sóc của con cái, người thân, người cao tuổi rất dễ bị trầm cảm.
Khi bị trầm cảm, người cao tuổi dễ rơi vào trạng thái cáu gắt, giận hờn vu vơ và khó kiểm soát được cảm xúc của bản thân.
Người cao tuổi sống một mình thường có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao.
Đối với người cao tuổi, trầm cảm có thể có những triệu chứng và cấp độ khác nhau.
Nhiều người già và gia đình họ không nhận ra các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
Nhiều người thậm chí nhầm lẫn các triệu chứng của bệnh trầm cảm là dấu hiệu của sa sút trí tuệ, bệnh Alzeheimer, viêm khớp, ung thư, bệnh tim, parkinson, đột quỵ hay rối loạn tuyến giáp.
Chính sự nhầm lẫn tai hại này khiến cho người già bị trầm cảm không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Đối mặt với các vấn đề về sức khỏe
Theo giáo sư John Cacioppo thuộc Đại học Chicago (Mỹ): Những người già cô đơn có mạch máu giòn hơn, điều này khiến họ dễ mắc bệnh tăng huyết áp, cơ thể viêm nhiễm cũng như suy giảm trí nhớ nhanh hơn với người bình thường.
Sự cô đơn sẽ có nguy cơ đẩy người già vào tình trạng đau đớn cả thể xác lẫn tinh thần.
Họ dễ mắc những chứng bệnh nguy hiểm về tim mạch, tiêu hóa, thần kinh, hô hấp.
Các bệnh này thường trở nên mãn tính, khiến người già phải chịu đựng suốt đời.
Dù người cao tuổi khỏe mạnh hay già yếu vẫn luôn cần người ở bên chăm sóc những lúc ốm đau, mệt mỏi.
Có đôi khi những điều bất ngờ xảy đến trong cuộc sống như bị ngã, những loại bệnh đột ngột xuất hiện khi trái nắng dở trời…
Vì vậy, người cao tuổi nên sống gần con, gần cháu để nhận được sự giúp đỡ và cấp cứu kịp thời.
Giảm mối quan hệ gắn bó giữa người cao tuổi và gia đình
Gia đình là phải đầy đủ những thành viên. Ở đó mọi người luôn dành cho nhau tình yêu, sự trân trọng và chân thành.
Mọi người sống cùng nhau chan hòa, con cháu hiếu kính cha mẹ, anh em biết chia sẻ thì tâm trạng người cao tuổi sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc.
Khi người cao tuổi sống một mình thì mối quan hệ giữa gia đình sẽ giảm đi sự chia sẻ, gắn bó và trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình.
Người cao tuổi luôn muốn được gần gũi bên cạnh con cháu.
Họ chỉ muốn dành phần cuối cuộc đời cho con cho cháu.
2, Giải pháp
Chọn sống chung với con cái
Đây là giải pháp mà các hộ gia đình ở Việt Nam áp dụng. giải pháp này giải quyết được vấn đề 3, nhưng lại không đáp ứng được vấn đề 1,2.
Ưu điểm: Sống chung dưới một mái nhà, mối quan hệ giữa con cháu với cha mẹ trở nên gần gũi, gắn bó.
Viện điều trị nghỉ dưỡng FDC
Nhược điểm:
Mỗi người một tính cách khác nhau nên sự dung hoà là việc rất khó.
Con cái thường công việc bận rộn nên ít có thời gian quan tâm, chăm sóc cha mẹ.
Thuê người giúp việc
Thuê người giúp việc là giải pháp tạm thời, giải quyết được vấn đề 1, 2, 3 ở mức tối thiểu.
Ưu điểm:
Người cao tuổi sẽ được gần con cháu mà không phải xa gia đình.
Người thân của người cao tuổi sẽ không quá mức lo lắng khi đi vắng, xa nhà.
Nhược điểm:
Người giúp việc thường không có kiến thức về y tế nên việc chăm sóc người cao tuổi bị hạn chế.
Sống ở viện dưỡng lão
Đây là giải pháp tiên tiến mà ở Việt Nam chưa được áp dụng một cách phổ biến. Giải pháp này giải quyết được vấn đề 1, 2, 3 một cách triệt để.
Ưu điểm:
Người cao tuổi có thêm một ngôi nhà thứ 2 với tình yêu thương của các bác sĩ, điều dưỡng
Người cao tuổi được chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ và sức khoẻ.
Bên cạnh đó, người có thêm những người bạn mới
Nhược điểm:
Phải xa gia đình, họ sẽ rất nhớ con, nhớ cháu.
Với những chia sẻ của chúng tôi trên đây, hy vọng mọi người, đặc biệt là con cháu sẽ thấu hiểu hơn về đấng sinh thành của mình. Từ đó, chăm sóc người cao tuổi một cách tốt nhất.
Tìm hiểu thêm về bệnh parkinson ở người già:
Tìm hiểu thêm kiến thức y khoa tại:
Hãy lựa chọn Viện điều trị nghỉ dưỡng FDC là nơi chăm sóc, là mái ấm, là ngôi nhà thứ hai của người cao tuổi.